Cách chọn mua máy chiếu chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng.

  03/06/2021

  Vu Nam

BẠN CẦN CHÚ Ý NHỮNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT SAU ĐỂ MUA ĐƯỢC MÁY CHIẾU CHẤT LƯỢNG CAO PHÙ HỢP MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG.

  1. Công nghệ máy chiếu:
  • Công nghệ máy chiếu DLP (Digital Light Processing)

Xử lý ánh sáng kỹ thuật số (DLP ) là một bộ chipset dựa trên công nghệ vi điện tử quang học sử dụng một thiết bị micromirror kỹ thuật số.

Công nghệ này đang dần được thay thế bằng công nghệ 3LCD

  • Công nghệ máy chiếu 3LCD (Arts Council of Princeton)

Tạo màu từ Ánh sáng trắng:

Một máy chiếu sử dụng công nghệ 3LCD hoạt động bằng cách đầu tiên tách ánh sáng trắng từ đèn thành ba màu cơ bản đỏ, lục và lam bằng cách cho ánh sáng đèn đi qua bộ lọc lưỡng sắc / cụm phản xạ được gọi là “gương lưỡng sắc”. Mỗi gương lưỡng sắc chỉ cho phép bước sóng ánh sáng có màu cụ thể đi qua trong khi phản xạ phần còn lại. Bằng cách này, ánh sáng trắng được chia thành ba chùm màu cơ bản và mỗi chùm được hướng tới, sau đó đi qua bảng điều khiển LCD của chính nó.

Tạo hình ảnh trên màn hình LCD:

Ba tấm màn hình LCD của máy chiếu là bộ phận nhận tín hiệu điện tử để tạo ra hình ảnh được chiếu. Mỗi pixel trên màn hình LCD được bao phủ bởi các tinh thể lỏng. Bằng cách thay đổi điện tích được cung cấp cho các tinh thể lỏng, mỗi điểm ảnh trên màn hình LCD có thể được làm tối cho đến khi nó hoàn toàn mờ đục (đối với màu đen hoàn toàn), được làm sáng cho đến khi nó hoàn toàn trong suốt (cho phép tất cả ánh sáng đèn đi qua để có màu trắng hoàn toàn) hoặc được tô bóng ở các mức độ trong mờ khác nhau (đối với các sắc thái xám khác nhau). Điều này tương tự như cách các ký tự của đồng hồ kỹ thuật số xuất hiện đậm và đen trên màn hình LCD khi pin mới, nhưng bắt đầu mờ dần khi pin yếu đi. Bằng cách này, mức độ sáng trên mỗi pixel cho mỗi màu cơ bản có thể được điều khiển rất chính xác để tạo ra màu sắc và độ sáng cụ thể của pixel cuối cùng cần thiết trên màn hình.

Tái tổ hợp và chiếu hình ảnh màu:

Sau khi mỗi ánh sáng màu được lọc qua màn hình LCD riêng lẻ của nó, các chùm tia được kết hợp lại trong một lăng kính lưỡng sắc tạo thành hình ảnh cuối cùng sau đó được phản xạ qua thấu kính.

(Theo Wikipedia  site:vi2.wiki)

  • Công nghệ máy chiếu Lase (Công nghệ máy chiếu chất lượng mới giá thành cao)
  1. Độ phân giải của máy chiếu:
  • SVGA (800 x 600)

Độ phân giải này phù hợp với máy chiếu các quán ăn, cafe bóng đá… không yêu cầu chất lượng hình ảnh cao.

  • XGA (1024 x 768)

Độ phân giải này phù hợp với các dòng máy chiếu phổ thông như máy chiếu cho lớp học, máy chiếu cho văn phòng phòng họp nhỏ gọn…

  • WXGA (1280 x 800)

Độ phân giải  này phù hợp với máy chiếu chất lượng hình ảnh cao như: phòng họp trực tuyến, các máy chiếu dùng cho phòng họp 40m2 trở lên…

  • Full HD 1080p (1920 x 1080)
  • WUXGA (1920 x 1200)
  • 4K UHD (3840 × 2160)

Tùy trường hợp cụ thể bạn dùng công nghệ DLP hay 3LCD mà chọn cho mình 1 máy chiếu có độ phân giải cấu hình phù hợp.

  1. Cường độ sáng:

Được tính bằng đơn vị đo ANSI lumen

Với cường độ sáng từ 2.000 – 3.000 Lumens phù hợp cho các loại màn chiếu từ 50 inches – 120 inches để có hình ảnh đẹp nhất.

Chọn 3.000 – 4.000 Lumen với cường độ sáng tương đối tích hợp với các màn chiếu từ 70 inches – 180 inches.

Chọn 4.000 – 5.000 Lumens: Cường độ sáng lớn thường sử dụng cho các lớp học , hội trường lớn thì nên dùng cho các màn từ 100 inches – 200 inches, để tạo ra được các hình ảnh tối ưu nhất.

Chọn trên 5.000 Lumens: Với cường độ sáng tốt nhất, có  thể trình chiếu được trong các phòng họp lớn, rạp chiếu phim lớn thì phù hợp với các màn chiếu từ 200 inches – 400 inches

  1. Độ tương phản:

Độ tương phản hình ảnh càng cao thì hình ảnh càng rõ nét, nói cách khác độ tương phản sáng tối có cao thì hình ảnh càng rõ nét càng đẹp.

  1. Khả năng kết nối:

Như các thiết bị khác khả năng kết nối đa dạng sẽ cũng làm tăng giá thành của sản phẩm.

Các thiết bị kết nối cơ bản của máy chiếu : USB, RS232 , Audio , LAN, Wifi , VGA, HDMI….

  1. Tính dễ thay thế của thiết bị:

Bạn cũng nên cân nhắc đến tiêu chí này hàng có dễ mua thiết bị hao mòn thay thế không…

Chúc các bạn thành công!

Đóng góp ý kiến

TAGS :

zalo